Phí quản lý tài khoản ACB bao gồm những khoảng phí gì? Cách sử dụng và theo dõi các khoản trừ phí từ hệ thống sao cho hiệu quả? Những thông tin của Banks AZ sẽ cung cấp kiến thức giúp bạn quản lý tài khoản hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Phí quản lý tài khoản ACB là gì?
Phí quản lý tài khoản chính là khoản phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng mỗi tháng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng thẻ của ngân hàng ACB. Phí này là khoản phí bắt buộc để duy trì sử dụng thẻ ACB trong các giao dịch tài chính hằng ngày của khách hàng, nếu muốn tiếp tục thực hiện các giao dịch thì phải chi trả phí này.
Hiện nay, ngân hàng ACB cung cấp 2 loại hình dịch vụ chính cho khách hàng cá nhân bao gồm tín dụng và thanh toán. Phí quản lý tài khoản thông thường được quan tâm trên loại hình dịch vụ thanh toán hơn, còn thẻ tín dụng thì khách hàng sẽ quan tâm đến lãi suất, kỳ hạn.
Phí quản lý tài khoản ACB có phải phí thường niên không?
Tuy nhiên khách hàng thường xuyên nhầm lẫn phí quản lý tài khoản là phí thường niên. Đây đều là 2 khoản phí dịch vụ ngân hàng trừ vào tài khoản khách hàng hàng tháng, nhưng phân biệt dựa trên loại hình thẻ sử dụng. Để phân biệt hai loại phí này nhằm kiểm soát tài khoản của mình hàng tháng bạn cần hiểu các thông tin dưới đây:
Phí thường niên thẻ tín dụng ACB
Phí thường niên chính là khoản phí ngân hàng ACB trừ vào tài khoản khách hàng mỗi tháng áp dụng cho thẻ tín dụng. Khoản phí này cần thanh toán cho ngân hàng và phân loại theo từng hạng thẻ sẽ có những mức giá khác nhau. Chỉ thẻ ATM thuộc loại thẻ tín dụng mới cần phải thanh toán phí thường niên này và ngân hàng sẽ thu phí trực tiếp bằng cách thu vào khoản nợ hàng tháng của khách hàng.
Phí quản lý tài khoản thẻ thanh toán ACB
Khi sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán của ACB, bao gồm các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, phí duy trì tài khoản sử dụng, khi đó, ngân hàng sẽ trừ vào trực tiếp vào tài khoản khách hàng vào mỗi tháng. Đây là khoản phí bắt buộc cho khách hàng sử dụng thẻ thanh toán để giao dịch các giao dịch cơ bản tại máy ATM, hệ thống máy POS, hoặc sử dụng mua sắm thanh toán online…
Các loại phí quản lý tài khoản ACB
ACB quy định các loại phí áp dụng cho tài khoản khách hàng, thẻ ATM, trong phí quản lý tài khoản bao gồm các loại phí sau:
- Phí duy trì tài khoản ACB: là khoản phí khách hàng đóng vào khi mới đăng ký sử dụng dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng ACB
- Phí dịch vụ SMS Banking: để đảm bảo cho khách hàng luôn nhận được thông báo biến động số dư mỗi khi tài khoản phát sinh giao dịch
- Phí Internet Banking: để duy trì cho khách hàng sử dụng hệ thống ngân hàng điện tử trong các giao dịch chuyển tiền, mua sắm online, thanh toán trực tuyến, rút tiền không cần thẻ tại cây ATM ACB
Khoảng phí này hệ thống sẽ tự động trừ vào tài khoản khách hàng tùy theo loại hình dịch vụ của ngân hàng ACB mà khách hàng đang sử dụng
Mức phí quản lý tài khoản ACB là bao nhiêu
Phí quản lý tài khoản ACB bao gồm các khoản phí duy trì sử dụng dịch vụ của ngân hàng ACB, và mức phí được quy định như sau:
Đối với thẻ tín dụng
- Phí làm thẻ: Miễn phí
- Phí thường niên: thẻ chính – 299.000VND/thẻ/năm, thẻ phụ – 149.000VND/thẻ/năm
Đối với thẻ ghi nợ
- Phí làm thẻ 30.000VND/thẻ
- Phí thường niên: 50.000VND/năm
- Phí quản lý tài khoản: 15.000VND/tháng
Đối với thẻ trả trước
- Phí làm thẻ: 199.000VND/thẻ
- Phí thường niên: 399.000VND/thẻ/năm
Không đóng phí quản lý tài khoản ACB được không?
Phí quản lý tài khoản ACB là khoản phí bắt buộc khi khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng ACB và áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng. Nếu mỗi tháng khách hàng không đóng khoản phí này thì sao?
Định kỳ hệ thống ngân hàng sẽ tự động trừ vào tài khoản khách hàng, nếu tài khoản khách hàng không đủ đáp ứng cho các khoản trừ của ACB thì hệ thống sẽ lưu trữ và tự động trừ vào số tiền mà khách hàng nạp mới vào.
Trong trường hợp khách hàng không sử dụng tài khoản đó nữa và không đủ thanh toán các khoản nợ phí cho ngân hàng, hệ thống sẽ ghi nhận vào khoản tổn thất của ACB.
Tại sao bị trừ phí quản lý tài khoản ACB vô lý
Trong nhiều trường hợp khách hàng phản hồi về mức phí bị trừ của ngân hàng ACB quá nhiều, nhiều khoản không rõ nguyên nhân vì sao bị trừ. Thông thường, hàng tháng hệ thống sẽ tự động quản lý tài khoản người dùng và trừ phí dịch vụ của khách hàng.
Sau đây là lý do vì sao khách hàng bị trừ phí quản lý tài khoản hàng tháng?
- Đã đăng ký sử dụng quá nhiều dịch vụ cùng lúc như Internet Banking, Mobile banking, SMS banking..
- Chưa hủy bỏ các dịch vụ không dùng đến tại hệ thống ngân hàng.
- Một số trường hợp do hệ thống bị lỗi tự đồng giao dịch, khách hàng bị trừ cùng 1 khoản phí nhiều lần
Trong trường hợp này, để giải quyết các khoản bị trừ vô lý này, bạn hãy liên hệ với tổng đài ACB qua số hotline 1900 545486 để được hỗ trợ. Khi đó xuất trình CMND và yêu cầu nhân viên tổng đài kiểm tra lịch sử giao dịch. Nếu các khoản phí bị trừ do sử dụng nhiều dịch vụ cùng lúc thì bạn đăng ký các dịch vụ không dùng đến. Nếu trường hợp do lỗi hệ thống ngân hàng ACB sẽ hoàn tiền lại tài khoản khách hàng theo quy định xử lý của ACB.
Những lưu ý để không bị trừ phí quản lý tài khoản ACB vô lý
Đôi khi hệ thống của ngân hàng ACB xảy ra lỗi dẫn đến tài khoản của mọi người bị trừ tiền nhiều lần. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn cần lưu ý một số trường hợp sau:
- Không đăng ký quá nhiều dịch vụ cùng lúc và không sử dụng đến. Chỉ chọn 1 hoặc 2 dịch vụ có chức năng giống nhau để sử dụng, ví dụ Internet Banking hoặc SMS Banking.
- Không sử dụng dịch nào thì bạn cần đến hệ thống chi nhánh ngân hàng ACB để yêu cầu hủy dịch vụ, nếu không hủy tài khoản của bạn sẽ liên tục bị trừ phí.
- Thường xuyên kiểm tra lịch sử giao dịch để theo dõi biến động số dư, nếu khoản phí nào bị trừ nhiều lần trong tháng thì cần liên hệ với ngân hàng để khiếu nại.
Liên hệ tổng đài viên của ACB để được hỗ trợ kiểm tra và hoàn tiền nếu đó là sai sót do lỗi hệ thống ngân hàng, đảm bảo quyền lợi của mỗi cá nhân khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ACB.
Qua những thông tin đã chia sẽ trong bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ phí quản lý tài khoản ACB và sử dụng một cách hiệu quả. Nếu xảy ra tình trạng bị phí vô lý thì bạn cần liên hệ phí ngân hàng để giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình.